Câu trả lời về bí quyết phân bổ tài sản của giới siêu giàu nằm ở cách “chọn mặt gửi vàng”, phân bổ danh mục đầu tư để giúp gia tăng khối tài sản thụ động và phòng thủ lạm phát 2 trong 1.
Mức tăng trưởng số người siêu giàu tại Việt Nam – 26% mỗi năm
Báo cáo Thịnh vượng 2022 (Wealth Report 2022) của Knight Frank (Anh) cho thấy tốc độ gia tăng số lượng người siêu giàu (UHNWI – Ultra High Net Worth Individual, sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD trở lên) tại Việt Nam trong năm 2021. Theo đó, Việt Nam có 1,234 người thuộc nhóm dân số siêu giàu cùng 72,135 người là triệu phú USD.
Theo dự báo, trong giai đoạn 2021-2026, số lượng UHNWI tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 26% mỗi năm (tương đương tốc độ của Hong Kong và Đài Loan, xấp xỉ mức tăng trung bình của thế giới 28.4%) nâng số lượng thành viên của cộng đồng tinh hoa này lên 1,551 người. Đồng thời, số triệu phú USD cũng dự kiến tăng lên 114,807 người vào năm 2026. Có thể thấy, trong 4 năm nữa, cứ khoảng 870 người Việt Nam sẽ có 1 triệu phú USD.
⅔ giá trị tài sản của giới siêu giàu được đầu tư vào bất động sản
Theo báo cáo nói trên của Knight Frank, “khẩu vị” đầu tư yêu thích của giới siêu giàu thế giới và Việt Nam chính là lĩnh vực bất động sản. Trung bình gần 2/3 giá trị tổng tài sản của họ nằm ở các bất động sản nhà ở chính (primary residence), căn nhà thứ 2 và các loại hình bất động sản khác.
Kết quả này tương đồng với nhiều thống kê đã được thực hiện trước đó. Đơn cử thống kê của Viện toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute) trên 10 quốc gia chiếm khoảng 60% GDP toàn cầu – Úc, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico, Thụy Điển, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ, cho thấy bất động sản chiếm đến 2/3 tổng tài sản hoặc giá trị ròng toàn cầu.